DIỆN BÀN – ĐÔ THỊ VỆ TINH THÀNH ĐÔ THỊ KẾT NỐI

DIỆN BÀN – ĐÔ THỊ VỆ TINH THÀNH ĐÔ THỊ KẾT NỐI

Nằm trên trục quốc lộ 1A, cận kề với thành phố Đà Nẵng, Hội An và thành phố Tam Kỳ, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần cảng Tiên Sa, nằm trong vùng kinh tế động lực phía đông của tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển trở thành đô thị trung tâm phía bắc Quảng Nam gắn với phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ và du lịch, làm nền tảng để trở thành đô thị kết nối với các đô thị lớn trong khu vực, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đánh thức những dòng sông tài nguyên

Bí thư Thị ủy Điện Bàn Đặng Hữu Lên cho biết:

Trong giai đoạn phát triển mới, thị xã Điện Bàn phát triển theo hướng trở thành đô thị kết nối với thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An và các thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực. Để làm được điều đó, bên cạnh sự đoàn kết, thống nhất cao trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư.

Thị xã Điện Bàn sẽ tập trung khai thác có hiệu quả và bền vững những tiềm năng và lợi thế của mình nhằm tạo ra sự khác biệt của một đô thị mới có sức hấp dẫn trong quá trình kết nối với các đô thị lớn khác.

Thị xã Điện Bàn đã xác định, các dòng sông trên địa bàn là nguồn tài nguyên lớn, cần được khai thác bền vững và hợp lý để tạo ra nguồn lực, tạo sức thu hút, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng để trước mắt là kết nối với thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An.

Các dòng sông Thu Bồn, sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò, sông Yên, sông Bình Phước… chính là những nguồn tài nguyên lớn để Điện Bàn tạo ra sự khác biệt, từng bước xây dựng đô thị kết nối với Đà Nẵng và Hội An và mở rộng ra cả khu vực. 

Chú thích ảnhKhu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia – Điện Bàn.

Để hiện thực hóa khát vọng này, thị xã Điện Bàn đã xây dựng đồ án quy hoạch chung cho thị xã Điện Bàn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó thị xã Điện Bàn sẽ phát triển với nhiều cụm đô thị, bao gồm cụm đô thị phía đông, cụm đô thị phía tây, cụm đô thị trung tâm và cụm đô thị phía nam để khai thác hết tiềm năng lợi thế, nhất là tiềm năng lớn, nguồn tài nguyên lớn từ các dòng sông và vùng vành đai ven biển, tạo nền tảng để kết nối với các đô thị lớn trong khu vực.

Hiện tại sông Cổ Cò đã được tiến hành nạo vét, thị xã Điện Bàn sẽ đầu tư xây dựng hệ thống các cây cầu nối đôi bờ sông Cổ Cò. Những cây cầu này không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu giao thông đô thị trong tương lai không xa.

Mỗi cây cầu phải trở thành một biểu tượng văn hóa, một sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt, tạo thành những điểm nhấn, góp phần hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị Điện Bàn trở thành đô thị trung tâm phía bắc Quảng Nam gắn với phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Trong tương lai

Sông Cổ Cò không chỉ đơn thuần là tuyến giao thông thủy có khả năng kết nối giữa Điện Bàn với Hội An và thành phố Đà Nẵng mà còn là sản phẩm du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử không phải nơi nào cũng có được, Bí thư Thị ủy Điện Bàn Đặng Hữu Lên kỳ vọng.

Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia - Điện Bàn.
Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia – Điện Bàn.

Cùng với việc khơi thông, đánh thức sông Cổ Cò, hiện tại nhiều dự án đô thị ven sông cũng đã được các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công.

Đây được xem là những dự án động lực, là điểm nhấn trong quá trình đầu tư xây dựng đô thị mới, hiện đại và thân thiên với môi trường bên dòng sông Cổ Cò thơ mộng, đang có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư. 

Sông Cổ Cò
Sông Cổ Cò
Phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn Trần Úc cho biết:

Để xây dựng thị xã Điện Bàn trở thành đô thị trung tâm phía bắc Quảng Nam, có khả năng kết nối với các thành phố Đà Nẵng, Hội An. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, theo hướng nâng cấp đô thị cho 10 xã lên phường.

Tập trung nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư phát triển và kết nối giao thông đô thị là ưu tiên hàng đầu. Phát triển công nghiệp là vấn đề then chốt quyết định cho phát triển hạ tầng đô thị và kết cấu phát triển của địa phương, tạo ra nhiều việc làm và lực lượng lao động mới.

Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc đã cơ bản hoàn thành. Hiện tại các doanh nghiệp làm ăn trong khu công nghiệp này cũng đang chuyển dần theo hướng quản lý sản xuất kinh doanh theo từng bước công nghệ cao, phát triển bền vững.

Bên cạnh khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc đang phát huy vai trò đầu tàu.

Chín cụm công nghiệp của TX.Điện Bàn có diện tích trên 500 ha cũng đã được thị ủy, HĐND có Nghị quyết riêng để phát triển.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, trung bình mỗi năm các cụm công nghiệp này được đầu tư từ 120 – 150 tỷ để hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Góp phần tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đây là hướng phát triển kinh tế ngành song song với phát triển hạ tầng đô thị đang được TX.Điện Bàn thực hiện. 

Du lịch sinh thái, văn hóa, được thị xã Điện Bàn
Du lịch sinh thái, văn hóa, được thị xã Điện Bàn

Định hướng quy hoạch vùng và chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2025. Tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định:

Xây dựng Điện Bàn trở thành đô thị trung tâm động lực phía bắc Quảng Nam và chuỗi động lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Điện Bàn sẽ ưu tiên nhiều nguồn lực để xây dựng trở thành:

  • Trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế.
  • Công nghiệp kỹ thuật cao.
  • Nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao.
  • Là đô thị sinh thái hiện đại gắn kết với thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An.

Điện Bàn được định hướng là:

  • Vùng phát triển công nghiệp với chức năng công nghiệp nhẹ
  • Hàng tiêu dùng gắn liền với dịch vụ, kho trung chuyển hàng hóa.
  • Đồng thời phát triển du lịch sinh thái
  • Phát triển du lịch văn hóa lịch sử.

Những điều đó sẽ tạo thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Biến vùng ven biển trở thành trung tâm du lịch lớn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Điện Bàn đã và đang nỗ lực phát triển tuyến du lịch ven sông Cổ Cò. Kết nối du lịch đường thủy với Đà Nẵng – Ven sông Thu Bồn – Sông Trường Giang. Kết nối các làng nghề, di tích lịch sử – văn hóa nằm dọc hai bên bờ sông.

Đây sẽ là những sản phẩm du lịch khác biệt và đặc sắc của Điện Bàn. Nó sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách. Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn Trần Úc cho biết thêm. 

Để Điện Bàn trở thành đô thị kết nối, vấn đề đặt là:

  • Phải đảm bảo phát triển bền vững.
  • Thân thiện với môi trường, không vì lợi ích trước mắt mà hủy hoại môi trường.

Thực tế hiện nay cho thấy:

Các yếu tố lao động giá nhân công rẻ không còn sức cạnh tranh mà phải hướng đến những ngành CN phụ trợ. Có giá trị gia tăng cao và đóng góp cho ngân sách. Mỗi cụm công nghiệp sẽ được chúng tôi ưu tiên sản xuất những ngành nghề và dịch vụ khác nhau. Trong đó có ngành nghề phụ trợ phục vụ cho khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc. Cũng như ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam.

Yêu cầu đặt ra đối với cách cụm công nghiệp là:

  • Không gây ô nhiễm, sản xuất các ngành nghề tạo ra giá trị gia tăng cao
  • Có sức cạnh tranh
  • Đảm bảo cho công nghiệp của thị xã có sự phát triển mạnh và bền vững
  • Tạo môi trường thân thiện với môi trường.

Định hướng quy hoạch vùng và chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2025. Tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định xây dựng Điện Bàn:

  • Trở thành đô thị trung tâm động lực phía bắc Quảng Nam
  • Là chuỗi động lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế
  • Khu công nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao
  • Là đô thị sinh thái hiện đại.
  • Kết nối với Đà Nẵng và Hội An

Những dự định đó đang được chúng tôi quyết tâm thực hiện. Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn Trần Úc nhấn mạnh.

Nguồn tham khảo: Tintuc.vn

———————————

𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐂𝐎̂̉ 𝐏𝐇𝐀̂̀𝐍 𝐁𝐀̂́𝐓 Đ𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐒𝐀̉𝐍 𝐒𝐋𝐓 Đ𝐀̀ 𝐍𝐀̆̃𝐍𝐆

Địa chỉ: 14 Mẹ Thứ, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Fanpage: https://www.facebook.com/batdongsanSLTDN

Website: https://sltdanang.com/tin-tuc/page/2/

Mail: [email protected]

Hotline: 𝟎𝟕𝟎𝟖 𝟎𝟕𝟔 𝟖𝟖𝟖