Một trong số những nội dung được nêu trong tờ trình của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam trở thành thành phố Trực thuộc trung ương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Đến năm 2030, Quảng Nam có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistic, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia;…
Tầm nhìn đến 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người Xứ Quảng.
Quảng Nam phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp lớn cho ngân sách trung ương. Là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới,…
Về phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế – xã hội. Về việc đầu tư, phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”, phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế – văn hoá – chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Vùng Đông Quảng Nam
Trong đó, vùng Đông gồm các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng ven biển. Đây là vùng động lực của tỉnh. Trong đó bao gồm ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp. Tập trung các đô thị lớn, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh.
Tại vùng Đông, Tam Kỳ là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục, đào tạo. Hội An là đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch, giao lưu quốc tế có chiều sâu văn hóa. Điện Bàn là đô thị phát triển công nghiệp, khoa học, đổi mới sáng tạo.
Vùng Tây Quảng Nam
Riêng vùng Tây gồm các huyện miền núi. Đây là vùng bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên; phát triển vùng nguyên liệu lâm sản và dược liệu quốc gia. Kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi; khai thác thuỷ điện, khoáng sản; bảo vệ khu vực biên giới.
Tại vùng Tây, đô thị Khâm Đức – Phước Sơn và Thạnh Mỹ – Nam Giang là các đô thị chuyển tiếp. Kết nối, giao lưu phát triển giữa khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng với Tây Nguyên và các nước trên hành lang quốc tế Đông – Tây.; tập trung đầu tư các trục quốc lộ liên kết vùng Đông với vùng Tây để tạo động lực phát triển vùng Tây.
Bên cạnh đó, tại Quảng Nam cũng được định hướng hai cụm động lực gồm Cụm Điện Bàn – Hội An – Đại Lộc và Cụm Tam Kỳ – Núi Thành – Phú Ninh.
Cụm Điện Bàn – Hội An – Đại Lộc
Trong đó, Cụm Điện Bàn – Hội An – Đại Lộc là cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh. Kết nối với các không gian kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Hình thành chuỗi đô thị ven sông, ven biển thông qua các tuyến đường bộ và hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Cổ Cò. Phát triển hành lang du lịch dựa trên tuyến giao thông đường thủy.
Nâng cao chất lượng khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc và các cụm công nghiệp tại Điện Bàn. Điều chỉnh các cụm công nghiệp trên trục quốc lộ 14B huyện Đại Lộc theo hướng kết nối. Mở rộng thành các khu công nghiệp với hạ tầng đồng bộ, môi trường đảm bảo. Phát triển đô thị Điện Bàn và Hội An gắn kết với đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng. Hình thành đô thị nghỉ dưỡng – giải trí ven biển và ven sông Cổ Cò.
Cụm Tam Kỳ – Núi Thành – Phú Ninh
Kết nối các không gian kinh tế của 03 đơn vị hành chính này thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistics cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục – đào tạo, đô thị thông minh, trong đó sáp nhập huyện Núi Thành với thành phố Tam Kỳ để phát triển thành đô thị loại I.
Tại cụm này, Chu Lai là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành. Trong đó hạt nhân là ngành công nghiệp cơ khí ô tô tiếp tục tái cấu trúc đồng thời với tổ chức sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Liên kết với tỉnh Quảng Ngãi trở thành cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Quy hoạch cũng định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam theo ba hành lang phát triển. Trong đó bao gồm: hành lang dọc đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh thuộc không gian phía Tây của tỉnh; Hành lang động lực kinh tế ven biển từ đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đến ven biển; Hành lang dọc quốc lộ 14B và quốc lộ 14E nối lên quốc lộ 14D đến Cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Đất nền ven thành phố Đà Nẵng
Có thể thấy Điện Bàn là một thành phần quan trọng trọng cụm động lực phát triển của Quảng Nam. Chứng tỏ được những giá trị to lớn mà Điện Bàn đang sở hữu cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai; nằm sát vách Thành Phố Đà Nẵng, là cửa ngõ kết nối với các không gian kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Điện Bàn hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa về mặt kinh tế, quy hoạch, khu công nghiệp,… và trở thành điểm đầu tư sáng trong thời gian tới.
Siêu phẩm đất nền ven thành phố Đà Nẵng nằm ngay trung tâm Điện Tiến, thị xã Điện Bàn. Tọa lạc vị trí trung tâm, sở hữu vô vàn kết nối tiện ích hoàn hảo. Bán kính 200m tiếp cận nhanh chóng: trường mầm non, tiểu học,TTYT, UBND,…..
Mặt tiền rộng 6m, dài 21m vuông vức, vô tư thiết kế xây dựng biệt thự, nhà vườn. Có thể cho thuê hoặc xây dựng cho thuê, mở ra tiềm năng sinh lời cao trong tương lai.
Liên hệ ngay với chúng tôi ngay qua hotline 0708 076 888 hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage Bất Động Sản SLT Đà Nẵng để được tư vấn 24/7 và đưa đón bằng ô tô xem đất miễn phí nhé!
Nguồn: Lưu Bang
theo Thanhnienviet